Roland hay Louki

Trong thế giới những cái tên, đôi khi người ta dễ bị lạc lối. Lạc một cách bị động, lạc vào một lối mòn được vẽ sẵn và dẫn dắt. Lạc lối theo cách này đương nhiên trái hẳn với cách mà tuổi trẻ của Modiano lạc lối trong những con dốc, ngã rẽ của Paris. Vì tuổi trẻ đó chỉ bị lạc khi họ chạy ra, thả mình vào con đường, bay bổng vào khoảng không. Chính khi bị lạc, tuổi trẻ mới tìm thấy chính mình, trong cái cảm giác trốn thoát, hoang đàng ấy.

Như vậy, những cái tên liệu còn ý nghĩa gì nữa? Ai cũng là Louki, ai cũng có thể là Jacqueline. Ngay cả Condé cũng chỉ là cái tên của một tiệm bán giày da, dây nịt, chứ không còn của một quán café. Tương tự, Roland cũng có thể là tên của một đất nước, không còn là tên một người.

Vì Roland là một cái tên tạm bợ, một cái tên rất Pháp, một cái tên thực ra là một nơi chốn núp bóng dưới một cái tên. Vì khi gọi mình là Roland, người đó không muốn thu hút sự chú ý. Do đó, Roland đóng vai một thứ gì đó phi vật chất, đúng hơn là vô hình. Khi người ta gọi “Roland”, không những người được gọi đã trở nên vô hình, mà người gọi cái tên ấy cũng đã hoàn toàn biến mất. Như khi Roland nghe cô gái gọi tên anh giữa quảng trường, anh quay lại, và thấy không ai ở đó cả.

Nó thực sự trái ngược với thời đại định vị thương hiệu của giai đoạn mà ai cũng có thể gọi là tiền-tiền chiến. Ai cũng phải có một chỗ đứng, một cái tên, một thương hiệu. Có gì đó tương phản. Có vẻ ai cũng rất rõ ràng, chắc chắn về thế giới. Ai cũng mở miệng và lập luận một cách hùng hồn. Cũng có thể khi đó thế giới sẽ đỡ mông lung, vô định hơn thời của Roland, thời của Paris vô tư và vô tội, thời thế giới mộng mị của Patrick Modiano. Cũng có thể như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả. Chắc chắn là thế rồi. Vì khi đó, sau một khúc quanh, dẫn vào một quảng trường nào đó, người ta bất chợt đối mặt với một con phố Paris dài, trống vắng và hoang phế, chính lúc đó, cảm giác trống rỗng sẽ không còn nữa. Vì ít ra, người ta biết mình đã có một cái tên, hay một chỗ đứng. Tất cả đấu tranh, dằn vặt cũng là vì thế. Chính lúc đó, cái tên và nhân dạng không thể thực hơn.

Những hiệu sách không tên ( mặc dù có tên, nhưng khi đi qua Modiano, không ai còn có thể nhớ ra cái tên nào nữa) sẽ không còn nữa. Thay vào đó là “thư viện của…” Không người bán sách nào còn đọc sách sau quầy tính tiền nữa. Ghê gớm hơn, người khách sẽ không còn đứng chờ người bán sách ngừng đọc nữa. Cũng hợp lý, vì không còn ai đọc, thì không còn ai chờ.

Trong thế giới hậu Modiano, hay tiền-tiền chiến, người ta không vào hiệu sách để được chìm vào một thế giới ảo mộng, để hiệp thông với cơn mê của người bán sách đang chìm trong sách, để rồi biến mất trong thực tại không có thực đó nữa. Trong thế giới đó, người ta đi vào hiệu sách để khiến người ta đọc mình, hoặc chờ đọc mình, hoặc khiến hiệu sách chờ nghe mình nói. Cũng như người ta đi vào quán café ngày hôm nay không phải để quên đi cái tên của chính mình, để được rửa tội, để được đặt một cái tên mới – Louki. Hôm nay, người uống café vào quán để cái tên được lưu giữ và viết xuống, rồi được xướng lên. Cái tên một người cũng chính là cái tên quán. Như thế, với mỗi người, quán sẽ có cái tên khác nhau.

Hãy chờ đến khi thế giới tiền-tiền chiến bước vào những gia đoạn ngay tiếp theo. Trong lúc chờ đợi, có thể cần thăm lại Athens, Alexandria, Rome, hoặc ngay cả Constanstinople (gần Ukraine nhất?).

Published by LKV

Reader. Slacker.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: